Chào mừng quý khách đến với website của TẬP ĐOÀN QUANG MINH - Nhà máy xi măng TRƯỜNG SƠN - Hải Phòng
Quang Minh Group

Tại một số nền kinh tế châu Á, giáo dục đã không theo kịp với đà phát triển của công nghiệp. Sự thiếu hụt nhân công tay nghề cao là một vật cản quan trọng trong sự gia tăng kinh tế và phát triển xã hội.

Vấn đề này không chỉ dành cho những đang phát triển mà đang đe doạ đến cả những nước vốn được xem là “rồng và cọp của châu Á” như Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Tại nhà máy Alucon Manufacturring của Hàn Quốc chuyên sản xuất lon và ống nhôm, các dây chuyền sản xuất luôn chạy hết công suất 7 ngày/tuần mà vẫn không đủ hàng cung ứng cho các đơn mua từ nước ngoài gửi đến. “Vấn đề không phải là máy móc mà là ở con người”, giám đốc nhà máy cho biết. Khó khăn là do không có dủ chuyên viên kỹ thuật để vận hành các dây chuyền sản xuất tự động. “Trước đây chúng tôi chỉ tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp hạng ưu từ các trường hướng nghiệp trong nước, nhưng nay thì chúng tôi tuyển tất cả những ai xin việc nhưng vẫn không đủ”.

Trường hợp trên là rất phổ biến trong các nước công nghiệp đang phát triển tại châu Á: Thiếu hụt trầm trọng công nhân cóp tay nghề cao và những nhà quản lý. Khó khăn này lại ngày nghiêm trọng hơn ở Malaysia, Thái Lan, là nơi mà trường nhà đã không “sản xuất” ra đủ những công nhân và những nhân viên có trình độ kỹ thuật từ khá trở lên. Nhưng đó cũng là khó khăn không nhỏ đối với một số lĩnh vực công nghiệp – kinh tế tại các nước phát triển như Hàn Quốc và Hồng Kông. Tại Trung Quốc, do từ nhiều năm qua, chính phủ quan tâm phát triển đào tạo kỹ sư kỹ thuật và khoa học cho nên đã gây ra một sự thiếu hụt về công nhân có tay nghề.

Sự thiếu hụt kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật đang đe doạ đến sự tăng trưởng kinh tế. Từ việc mức lương bổng ngày càng tăng cao phát sinh từ sự thiếu hụt công nhân giỏi, các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động đang lâm vào tính trạng cực kỳ khó khăn. Nếu muốn tiếp tục giữ vững đà phát triển thì phải chú tâm vào một nền giáo dục và huấn nghệ cao hơn cùng với viịec chuyển sang các ngành công nghiệp có giá trị sản xuất cao hơn thay vì cứ bám vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Nhưng sự chuyển dổi từ các ngành công nghiệp cần nhiều lao động sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao làm phát sinh một nhu cầu gay gắt: số công nhân có đủ trình độ để “bắt tay ngay vào việc”.

Trong một số trường hợp, nhiều công ty không thể thuê được đúng người họ đang cần. Ông Ron Hensley đã từng hoạt động sản xuất tại thái lan từ gần 10 năm nay. Gần đây ông mở thêm cơ sở mua bán máy móc và thiết bị mới và cả những loại đã dùng qua. Ông đã bỏ ra bốn tháng để tìm cách thuê cho được 5 nhân viên marketing có vốn liếng về kỹ thuật nhưng đến nay mới chỉ tìm được có một người. Một nhà sản xuất ở Hong Kong cũng tìm mãi mà không có người thay thế viên hoạ sỹ tạo mẫu đã bỏ việc, chỉ sau có 2 tháng làm việc cho ông. “Tôi đã tốn hơn 8000 USD để tìm cho mình một nhân viên khác mà vẫn chưa có”, ông than thở. Con số 8000 USD tức là bằng nửa thu nhập một năm của một hoạ sỹ tạo mẫu tại Hong Kong.

Khó khăn và nhiều cản trở khác cũng đến với công ty nào thuê được người. Đó là phải tiến hành huấn luyện và tái đào tạo. Công việc này gây tốn kém thêm khoảng 20% vào số lương chi trả cho tổng số nhân viên trong một năm. Nếu không tái đào tạo và không tăng lương thì nhân viên dễ dàng bỏ việc, mà nhảy sang công ty khác. Ông Hensley kể lại một câu chuyện có thực đã xảy ra với ông. Khi đồng ý mời một người nọ vào làm việc, ông đứng lên chìa tay ra bắt vị nhân viên mới, nhưng anh này thì nhìn chằm chằm vào mắt ông mà hỏi “Thế còn chuyện xe hơi của công ty cấp cho tôi thì sao?”.

Một vấn đề nghiêm trọng khác là sự liên tục thay đổi công ty, công việc, ngành nghề của các nhân viên có trình độ. Trong thời gian 5 năm, một kỹ sư có thể nhảy từ ngành dệt sang ngành dầu khí, rồi quay ra sản xuất điện tử. Sự “nhảy cóc” này làm cho họ mất đi sự chuyên sâu, cản trở quá trình chuyển giao công nghệ, dập tắt các điều kiện và các nỗ lực phát triển nghiên cứu mai sau. Ngoài ra, việc thay đổi công ty “luôn xoành xoạch” như thế đã làm nảy sinh trong đầu óc lãnh đạo các công ty tư tưởng “chầu chực” khi phải tiến hành các chương trình đào tạo, tái đào tạo hay nâng cao trình độ, tay nghề của các nhân viên trong hãng.

(Theo Feer)

Hỗ trợ trực tuyến



Mr. Quảng

Tel:     0313.814.042
Mobi:  0903.429.223

Email:quangminhhp53@yahoo.com.vn


Video



Get the Flash Player to see this player.

Liên kết Quang Minh


AHLĐ Trần Hồng Quảng- Người Đương Thời được trưng bày trong sân Văn Miếu Quốc Tử Giám - HN

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay9
mod_vvisit_counterTrong tuần123
mod_vvisit_counterTrong tháng638
mod_vvisit_counterTất cả726829

Trực tuyến : 3
Hôm nay: Tháng 5 06, 2024